Máy Phát Điện Là Gì? Những Lưu Ý Cần Phải Biết Khi Sử Dụng Máy Phát Điện?

Ngày đăng: 06/10/2021

Không phải ai mới mua máy phát điện cũng có thể hiểu hết bản chất và sử dụng đúng cách, an toàn. hy vọng bài viết "Máy Phát Điện Là Gì? Những Lưu Ý Cần Phải Biết Khi Sử Dụng Máy Phát Điện?" mà HAKUDA đem đến sẽ bổ trợ cho bạn những kiến thức cần có khi sử dụng máy phát điện để dảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho máy!

Máy phát điện là gì?

Máy phát điện đầu tiên được phát minh vào năm 1831 là đĩa Faraday, được phát triển bởi một nhà khoa học người Anh tên là Michael Faraday, là thiết bị sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường. Nguồn năng lượng cơ học chính có thể là tuabin hơi nước, tuabin nước, động cơ đốt trong, tuabin gió hoặc các nguồn năng lượng cơ học khác.

Để biến đổi năng lượng điện thành cơ năng, con người sử dụng động cơ điện. Máy phát điện và động cơ điện có rất nhiều điểm chung, đó là lý do tại sao một số loại động cơ có thể được chuyển đổi thành máy phát điện để tạo ra điện năng. Máy phát điện đóng vai trò chủ đạo trong các thiết bị điện. Nó đáp ứng ba chức năng: tạo, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.

Những Lưu Ý Cần Phải Biết Khi Sử Dụng Máy Phát Điện

1. Không được sử dụng các thiết bị vượt công suất của máy phát điện

Tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện không được vượt quá công suất của máyĐây cũng được coi là một trong những tiêu chí lựa chọn đầu tiên khi lựa chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu của mình. Công suất của thiết bị điện bạn đang sử dụng thường được ghi trên nhãn sản phẩm, chúng có thể là W, kW với loại điện áp 220V hoặc 380V. Đây đều là những con số "biết nói" giúp cho bạn biết công suất các thiết bị bạn đang sử dụng là thị bao nhiêu. Khi mua máy phát điện, bạn nên chỉ sử dụng khoảng 80% công suất của máy để đảm báo máy không làm việc quá tải cũng như kéo dài tuổi thọ, tránh hỏng hóc cho máy. Để sử dụng máy phát điện một cách an toàn, bạn phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã đề ra, nên đọc kỹ các khuyến cáo được ghi trong sổ hướng dẫn sử dụng.

2. Khi sử dụng máy phát điện, tuyệt đối không dùng ổn áp

Sử dụng ổn áp với điện lưới chắc chắn rất tốt vì ổn áp giúp ổn định điện áp và bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Tuy nhiên,  với máy phát điện lại hoàn toàn khác. Tại sao vậy? Vì tần số của máy phát điện thường không ổn định, trong khi máy ổn áp có tốc độ phản hồi chậm. Máy phát thường xuyên có tần số cao, bên cạnh đó biên độ dao động của máy cũng lớn. Do đó khi ổn áp sẽ không kịp cập nhật và sẽ gây ra xung đột giữa hai thiết bị. Điểm dễ nhận thấy nhất là ổn áp kêu, ù, thậm chí nóng máy sau 5 - 10 phút, làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến cả hai thiết bị. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến chập cháy, rất nguy hiểm.

3. Tác hại của việc không thay nhớt định kỳ

Nhớt khi sử dụng lâu ngày sẽ có hiện tượng bị oxy hóa, làm giảm khả năng chống mài mòn, làm mát, bôi trơn của nhớt. Khi đó, các cặn bẩn, mạt sắt trong nhớt sẽ ăni mòn động cơ của máy, khiến máy phát dễ bị nóng, có mùi khét xong quá trình sử dụng,và xảy ra hiện tượng nhiều khói, khói đen bất thường. Động cơ máy khi bị mài mòn lâu ngày sẽ khiến cho máy bị xuống cấp, khả năng làm việc và mức công suất tối đa của máy bị giảm. 

Vì thế, khi sửu dụng máy phát điện, trong vòng 50 - 100 giờ hoạt động dầu tiên kể từ khi mua máy, bạn nên thay nhớt. Việc làm này có tác dụng chính là loại bỏ mạt sắt, cặn mới. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra định kỳ xem có rò rỉ dầu và nhiên liệu hay không. Độ căng dây curoa của quạt có hoạt động tốt không? Sau 500 giờ ngoài việc thay nhớt mới thì nên kiểm tra và làm sạch hệ thống làm mát, buồng chứa nhiên liệu, thay lọc xăng, dầu và lọc nhớt.

4. Đặt máy phát điện ở vị trí thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp

Máy phát điện không nên được đặt trong các phòng kín, bí mật như hầm, nhà để xe, phòng trong nhà,... mà nên đặt ngoài trời với hệ thống thông gió đầy đủ và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời. Trong mọi trường hợp, bạn không được cửa chính, cửa sổ, chính đối diện với phòng khách, trước khu vực sinh hoạt thường xuyên của gia đình, khu vực dễ cháy nổ,... để tránh nguy cơ khí CO2 độc hại xâm nhập vào nhà và gây ra các tai nạn khác. Vì khí CO2 có thể làm bạn ngạt thở, đặc biệt có thể dẫn đến bất tỉnh và trường hợp xấu nhất là dẫn đến tử vong. Chọn những vị trí khô ráo để đặt máy để tránh bị điện giật, không sử dụng dưới trời mưa hoặc điều kiện ẩm ướt.

5. Cách đấu máy phát điện

Như đã nói ở trên, thiết bị cần nguồn điện phải có công suất nhỏ hơn công suất hoạt động của máy phát điện. Nếu vượt quá công suất của máy phát điện, máy phát điện sẽ bị quá tải và dễ bị hỏng hóc. Ví dụ: Máy phát điện Hakuda có tổng công suất cực đại là 6kW, công suất lien tục là 5,5kW. Và thiết bị sử dụng cho máy phát điện là quạt điện, tủ lạnh, 02 điều hòa 12000 BTU inveter,... có tổng công suất 4,5 kw. Chúng ta cần đấu dây cho máy phát điện để phân phối tải. Điều quan trọng là chúng ta không vượt quá giới hạn cho phép của máy phát điện.

Trong mọi trường hợp, bạn được kết nối máy phát điện với bảng điện chính của ngôi nhà, điều này sẽ biến máy phát điện của bạn thành một máy biến áp và gây ra điện giật cho các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, hãy kết nối trực tiếp máy phát điện với thiết bị mà gia đình có thể muốn sử dụng khi cúp điện.

Khi lắp đặt hoặc sử dụng máy phát điện gia đình, bạn cần chú ý đến cầu dao điện trong nhà. Nên tắt cầu dao ở trạng thái mạng và đảm bảo rằng thiết bị ở trạng thái OFF.

Lắp thêm Thiết bị hỗ trợ: Cần lắp thêm cầu dao để không bị “nhiễm điện” trong trường hợp có điện trở lại đột ngột. Trước khi đổi nguồn bằng cầu dao đảo chiều, trước hết chúng ta phải tắt toàn bộ aptomat.

6. Cách sử dụng máy phát điện đảm bảo an toàn

Trước khi sử dụng các thiết bị, bạn phải khởi động máy phát điện đúng cách và để máy chạy không tải trong vòng từ 5 - 10 phút, sau đó kết nối các thiết bị với máy phát. Khi tắt máy phát điện, hãy tắt máy theo đúng quy trình. Ngắt kết nối thiết bị được sử dụng với máy phát điện, xem đồng hồ đến mức hiển thị số 0. Nếu có, bạn cần phải tắt nguồn - trạng thái OFF. Nếu không làm đúng cách, acquy sẽ nhanh hết điện.

Không nên chạm tay vào máy phát điện khi đang chạy hoặc khởi động máy lúc tay ướt.

Nếu bạn không sử dụng máy phát điện trong thời gian dài, hãy để máy phát điện khởi động từ 2 đến 3 giờ để sạc acquy và bôi trơn động cơ trong máy phát điện. Để tránh hỏng hóc cho máy phát điện.

Trên đây là những lưu ý cần phải biết khi sử dụng máy phát điện. Mong rằng có thể giúp ích được cho các bạn! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với HAKUDA theo số Hotline 097.696.0123 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất!

Xem thêm bài viết liên quan:

Máy Phát Điện Chạy Dầu Và Xăng Khác Nhau Như Thế Nào?

Cách Lựa Chọn Máy Phát Điện Chính Hãng, Giá Rẻ

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Phát Điện Đúng Cách, An Toàn.

 

Viết bình luận của bạn: