-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Phát Điện Đúng Cách, An Toàn.
Máy phát điện là thiết bị sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường. Nguồn năng lượng cơ học chính có thể là tua bin hơi nước, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn năng lượng cơ học khác. Máy phát điện đóng vai trò chủ đạo trong các thiết bị cung cấp điện. Nó đáp ứng ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiên nay, máy phát rất phổ biến trên thị trường, là nguồn điện dự phòng không thể thiếu. Hai dạng máy phát điện phổ biến nhất là loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.
Cấu tạo chung các loại máy phát điện
- Động cơ
- Đầu phát
- Hệ thống nhiên liệu
- Ổn áp
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
- Bộ sạc ắc quy
- Bảng điều khiển
- Hệ thống xả
Vai trò và cách hoạt động của các bộ phận chính trong các loại máy phát điện
1. Động cơ
Động cơ là nguồn năng lượng cơ học đầu vào cho máy phát điện. Nguyên liệu để chạy động cơ thường là xăng, dầu, khí đốt tự nhiên,… Nhìn chung, kích thước của động cơ tỷ lệ thuận với công suất của nó. Giá cả máy phát điện, chất lượng máy phụ thuộc nhiều vào động cơ.
2. Đầu phát
Đầu phát cua máy phát điện là bộ phận bao gồm một tập hợp các bộ phận chuyển động (Roto) và bộ phận cố định (Stato). Các bộ phận này có chức năng tạo ra điện năng từ nguồn năng lượng cơ học được cung cấp. Các bộ phận này kết hợp với nhau để tạo ra chuyển động giữa từ trường và điện.
- Stata là một linh kiện bất động bao gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn thành cuộn trên lõi sắt.
- Rato: là một thành phần chuyển động tạo ra từ trường quay.
3. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu là một phần quan trọng không thể thiếu, giúp cho máy phát điện hoạt động một cách dễ dàng. Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện bao gồm: Bình chứa nhiên liệu và các bộ phận khác. Công việc của nó là cung cấp nhiên liệu cho động cơ để máy phát điện hoạt động. Tùy từng loại máy phát điện chạy dầu khác nhau mà bình chứa nhiên liệu cũng khác nhau.
Chức năng chính của hệ thống nhiên liệu:
- Ống thông gió trong bình nhiên liệu: Bồn nhiên liệu của máy phát điện thường có một lỗ thông hơi để ngăn chặn sự tích tụ áp suất hoặc chân không trong khi bơm và xả thùng.
- Ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ của máy: Giúp tiếp nhiên liệu cho động cơ của máy.
- Bơm nhiên liệu: Dùng để lấy nhiên liệu từ bể chứa chính sau đó chuyển vào bể chứa trong ngày và thường bơm nhiên liệu chạy bằng điện.
- Kim phun nhiên liệu: Có tác dụng phun chất lỏng nhiên liệu dưới dạng phun sương vào trong buồng đốt động cơ của máy phát điện.
- Bình lọc nhiên liệu: Giúp tách nước và những vật bẩn ra khỏi nhiên liệu sử dụng cho máy. Bảo vệ động cơ của máy phát điện khỏi sự ăn mòn của các chất bẩn gây tắc nghẽn.
4. Ổn áp
Ổn áp của máy phát điện là thiết bị ổn định điện áp đầu ra đủ 220V để đảm bảo các thiết bị điện lưới khác khi kết nối với máy phát có thể hoạt động bình thường.
5. Hệ thống làm mát
Nhiệm vụ hệ thống làm mát là làm mát và tản nhiệt đầy đủ, kịp thời. Nếu không các chi tiết sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng như: bị quá nhiệt gây ma sát lớn, dầu nhớt mất tác dụng bôi trơn, gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ,… Vì vậy hệ thống làm mát của máy phát điện có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, trước mỗi lần sử dụng máy phát điện thì bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng bộ phận này.
6. Hệ thống bôi trơn
Tác dụng cảu hệ thống bôi trơn là làm cho động cơ hoạt động trơn tru và đáng tin cậy trong thời gian dài. Động cơ máy phát điện được bôi trơn bằng dầu được chứa trong máy bơm. Cần kiểm tra mức dầu bôi trơn sau 8 giờ hoạt động, kiểm tra rò rỉ dầu nhớt và thay dầu sau 500 giờ hoạt động của máy phát điện.
7. Bộ sạc ắc quy
Bộ sạc máy phát điện hoạt động giúp cung cấp đủ điện áp cho ắc quy. Trong quá trình hoạt động, ắc quy là bộ tích lũy và cung cấp năng lượng. Nguồn AC không thể được sử dụng trực tiếp. Bởi vì điều này. Nó có một bộ chỉnh lưu biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều và điều chỉnh điện áp được tạo ra.
8. Bảng điều khiển
Bộ điều khiển máy phát điện bao gồm bảng điều khiển động cơ và máy phát, bảng vận hành, công tắc chuyển tự động, bảng chuyển đổi. Các bộ phận này cho phép điều khiển động cơ và máy phát điện một cách dễ dàng hơn. Bộ điều khiển cung cấp giao diện người dùng để xem, sử dụng và điều khiển thuận tiện các tổ máy phát điện, báo động và các loại máy phát điện khác nhau cung cấp các tùy chọn bảng điều khiển như đo AC, hiển thị văn bản và số. Từ đó, giúp người dùng thuận tiện trong quá trình bảo hành, bảo dưỡng định kì, tăng tuổi thọ cho máy.
9. Hệ thống xả
hệ thống xả có tác dụng xử lý các khí thải do máy phát điện thải ra. Ống xả thường được làm bằng gang, sắt rèn hoặc thép. Và thường được gắn với động cơ bằng các mối nối linh hoạt để giảm thiểu rung lắc, tránh rung lắc.
Nên sử dụng máy phát điện ra sao để đảm bảo an toàn?
Kiểm tra tổng thể máy trước mỗi lần hoạt động
Có thể nhiều bạn đã và đang sử dụng máy phát điện nhưng hầu hết bỏ qua khâu này vì nghĩ rằng mất thời gian hoặc quên? Hãy tạo cho bản thân thói quen này trước khi dùng máy vì chắc chắn nó sẽ giúp bạn an toàn trong quá trình sử dụng cũng như biết được các lỗi máy có thể gặp phải để tránh các sự cố đáng tiếc, gây hỏng hóc máy. Một số điểm bạn nhất định phải kiểm tra như:
- Kiểm tra dầu đã đủ chưa bằng cách sử dụng que thăm dầu, nếu thiếu thì nên bổ sung để tránh tình trạng thiếu dầu dẫn đến bó biên, thường xuyên kiểm tra, không để dầu ở mức tối thiểu mà nên luôn luôn để dầu ở mức mấp mé cửa máy.
- Kiểm tra hệ thống làm mát, đặc biệt là các máy sử dụng hệ thống làm mát bằng két nước, xem nước có đầy không, nếu thiếu phải thay, thêm nước để tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến máy quá nóng, bó piston.
- Kiểm tra dây Curoa xem có trùng không, nếu trùng phải tăng.
- Kiểm tra xem ắc quy đã được lắp chắc chắn chưa. Nếu bị lỏng thì nên vặn chặt lại để tránh nổ, chập cháy ắc quy. Bên cạnh đó cũng nên để ý đến mực axit trong ắc quy. Nếu thiếu thì phải bổ sung thêm.
Kiểm tra xem dây nối của ổ cắm tải có bị lỏng không. Nếu bị lỏng thì phải vặn thật chặt để tránh tình trạng lỏng lẻo có thể gây chập điện, cháy máy.
Một số điều cần chú ý khi nổ máy phát điện
- Để động cơ chạy trong khoảng 3 phút.
- Sau khi khởi động động cơ, hãy kiểm tra định kỳ xem có rò rỉ dầu hoặc nước ở gần máy hay không. Nếu bạn thấy rò rỉ, bạn nên sửa chữa nó ngay lập tức.
- Kiểm tra nhiệt độ nước xem có ở mức cho phép không (Nhiệt độ nước thích hợp nhất giao động từ 70 - 90 độ).
- Kiểm tra máy xem có tiếng động lạ không, nếu có thì khắc phục Kiểm tra áp suất dầu có ở mức an toàn không? (Mức độ an toàn từ 2,5Kg đến 6Kg).
- Kiểm tra điện áp có đủ hay không (từ 380V đến 400V) Kiểm tra tần số có đủ hay không (Từ 50Hz đến 52Hz). Nếu áp, điện áp, tần số không đủ thì phải đặt đủ.
- Kiểm tra mức pin để xem nó đã được sạc chưa. Khi tất cả các thông số kỹ thuật trên đã an toàn, hãy đóng aptomat để sạc.
Cách bảo dưỡng máy phát điện
- Việc vệ sinh máy cần được thực hiện trước và sau mỗi lầm máy hoạt động. Bạn cần chuẩn bị bình cứu hỏa để đề phòng sự cố.
- Khuyến cáo không được tự ý điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy sau 200 giờ vận hành.
- Trong quá trình hoạt động của máy nên thay dầu, nhớt. Làm sạch bình chưa nhiên liệu tối thiểu 3 tháng/lần.
- Trong môi trường có nhiều bụi bẩn, sau 200 giờ phải tiến hành thay bầu lọc gió.
Chúng tôi hy vọng bài viết trên có những thông tin hữu ích giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về dòng máy phát điện. Truy cập HAKUDA hoặc gọi số hotline 097.696.0123 để được tư vấn đặt mua sản phẩm.
Xem thêm bài viêt liên quan:
Máy Phát Điện Chạy Dầu Và Xăng Khác Nhau Như Thế Nào?
Cách Lựa Chọn Máy Phát Điện Chính Hãng, Giá Rẻ