Phân biệt máy bơm chạy xăng, chạy điện và chạy dầu diesel? Ưu nhược điểm từng loại

Ngày đăng: 26/02/2024

Máy bơm nước giúp cung cấp và cải thiện chất lượng nước ổn định cho gia đình. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua máy bơm nước nào thì hãy cùng Hakuda phân biệt máy bơm chạy xăng, điện và dầu diesel cùng ưu, nhược điểm từng loại để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhé!

1. Tìm hiểu máy bơm chạy bằng xăng

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng xăng là loại máy bơm sử dụng xăng để đốt cháy nhiên liệu. Máy có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là động cơ đốt bằng xăng và bơm để thực hiện quá trình bơm nước.

Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút, kéo nước từ nguồn cần bơm vào bên trong, sau đó chuyển đổi năng lượng này thành năng lượng nước chảy ra thông qua cơ cấu piston và đẩy nước ra khỏi bơm qua ống dẫn, cung cấp nước đến hồ chứa, hồ bơi,...

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

Máy sử dụng động cơ xăng nên có bơm nước một cách hiệu quả.
Tốc độ hút nhanh và đẩy cao, cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sinh hoạt.
Máy không yêu cầu về nguồn điện cố định nên bạn có thể thuận tiện di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.
Xăng là nguyên liệu khá phổ biến nên nếu xảy ra hư hỏng, bạn không cần tốn kém nhiều chi phí để bảo dưỡng và sửa chữa.
Không gây tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành.

Nhược điểm:

Xăng dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao nên không an toàn cho người sử dụng.
Máy bơm chạy bằng xăng tiêu thụ nhiên liệu nhiều và có chi phí vận hành cao.
Sử dụng nhiên liệu xăng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, không thân thiện với môi trường.

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng xăng?

Nếu bạn cần sắm một chiếc máy bơm có giá thành rẻ, tốc độ hút nhanh, không gây tiếng ồn lớn trong khi vận hành để cung cấp nguồn nước cho việc tưới tiêu ruộng vườn, ao hồ,... thì hãy chọn mua máy bơm chạy bằng xăng nhé!

2. Tìm hiểu máy bơm chạy bằng điện

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng điện có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là:

Động cơ điện: Sử dụng điện 1 pha hoặc 3 pha để cung cấp năng lượng cho máy bơm vận hành.
Bộ bơm: Gồm cánh quạt hoặc cánh ly tâm (tùy dòng sản phẩm) để tạo ra lưu lượng và áp suất cho nước.
Bộ vỏ và trục: Bảo vệ bộ bơm, đồng thời tạo kết nối giữa bơm với động cơ. Trục có khả năng chuyển năng lượng từ động cơ sang bộ bơm phục vụ cho quá trình bơm nước.
Bộ điều khiển và bảo vệ: Cho phép người dùng điều chỉnh hoạt động của máy bơm. Bộ bảo vệ giúp ngăn ngừa tình trạng quá tải, quá nhiệt, quá áp hay mất pha điện kém an toàn.
Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút để hút nước nào bên trong bơm, sau đó cánh quạt hoặc cánh ly tâm sẽ xoay và tạo lực hút nước vào trung tâm bơm. Lực hút hoặc lực ly tâm sẽ đẩy nước qua ống dẫn và cung cấp đến vị trí cần thiết như hồ chứa, hồ bơi,...

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

Chỉ cần cung cấp nguồn điện là máy có thể vận hành, không cần dùng mồi hay giật nổ như động cơ xăng.
Thiết kế nhỏ gọn do không có thùng chứa nguyên liệu nên dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí.
Máy bơm chạy bằng điện thường vận hành êm ái, ít gây tiếng ồn hơn so với máy bơm chạy bằng xăng.
Dễ dàng sử dụng và bảo trì.
Ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với máy bơm chạy bằng xăng do không dùng nhiên liệu để đốt cháy.

Nhược điểm:

Chi phí vận hành cao nếu giá điện tăng lên và sử dụng ở mức thường xuyên.
Nếu có sự cố về điện hay nguồn điện không ổn định, máy bơm không thể hoạt động.
Khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, bụi bẩn,... có thể gây chập điện, kém an toàn cho người dùng.

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng điện?

Do không sử dụng chất đốt mà chỉ kết nối bằng nguồn điện vì vậy máy bơm nước chạy bằng điện phù hợp để sử dụng trong sinh hoạt trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng nó cho chăn nuôi thuỷ sản hay sử dụng làm máy bơm hồ cá mini để giúp thuỷ sản phát triển tốt hơn, đồng thời tránh việc dính phải xăng dầu cho thuỷ sản.

3. Tìm hiểu máy bơm chạy bằng dầu diesel

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm chạy bằng dầu diesel được cấu tạo từ 5 bộ phận chính gồm:

Động cơ dầu diesel: Tạo ra lực cơ học nhằm cung cấp năng lượng cho máy bơm hoạt động.
Bộ bơm: Tạo áp suất và lưu lượng để bơm dầu hoặc chất lỏng khác ra khỏi máy bơm.
Bộ vỏ và trục: Giữ chặt bộ bơm và trục cùng với động cơ khỏi các tác động vật lý.
Hệ thống nhiên liệu: Cung cấp dầu diesel từ bình chứa nguyên liệu vào động cơ.
Bộ điều khiển và bảo vệ: Cho phép người dùng điều chỉnh hoạt động của máy bơm và ngăn ngừa các vấn đề quá tải, quá nhiệt hay quá áp.
Bơm sẽ tạo áp suất hơi trong ống hút để lấy dầu diesel từ nguồn nguyên liệu vào bên trong, sau đó tạo áp suất để bơm dầu ra khỏi máy bơm. Áp suất tạo ra từ bơm đẩy dầu qua ống dẫn và cung cấp dầu đến vị trí cần sử dụng.

Ưu, nhược điểm

Ưu điểm:

Máy bơm chạy bằng dầu diesel có hiệu suất cao, cho phép người dùng hút nước được ở khoảng cách xa.
Máy có thể vận hành trong môi trường khắc nghiệt, ít gây nguy hiểm cho người sử dụng vì dầu diesel không bốc cháy bởi nhiệt độ thường.
Độ bền cao và tiết kiệm nhiên liệu.
Dầu diesel có giá thành khá rẻ, giúp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

Máy có trọng lượng nặng và khá cồng kềnh nên không phù hợp để di chuyển đến nhiều vị trí.
Máy tạo ra tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành.
Máy bơm này không thích hợp để bơm nước sạch dùng hằng ngày do nguy cơ ô nhiễm từ khí thải và dầu diesel cao.
Chi phí vệ sinh và bảo dưỡng tương đối cao.

Khi nào nên dùng máy bơm chạy bằng dầu diesel?

Máy bơm chạy bằng dầu diesel có thể đáp ứng nhu cầu bơm nước thường xuyên ở mọi nơi để phục vụ cho việc tưới tiêu, chăn nuôi thủy sản, đồng thời còn có thể sử dụng cho công tác chữa cháy.

4. Một số lưu ý khi mua máy bơm mà bạn nên biết

Xác định nhu cầu sử dụng: Bạn hãy xác định lưu lượng nước, áp suất và khoảng cách bơm để chọn được chiếc máy bơm phù hợp với nhu cầu.
Chọn loại máy bơm: Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy bơm phổ biến gồm máy bơm chạy bằng điện, máy bơm chạy bằng xăng và máy bơm chạy bằng dầu diesel, bạn hãy căn cứ theo điều kiện sử dụng và tính năng để chọn mua được sản phẩm phù hợp.
Hiệu suất và công suất: Bạn nên chọn mua máy bơm có hiệu suất cao và công suất lớn để giúp bơm nước hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian tối đa.
Tính năng bảo vệ: Bạn nên ưu tiên chọn mua các sản phẩm được trang bị tính năng bảo vệ quá nhiệt, quá áp, quá tải,... để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Dễ sử dụng và bảo trì: Chọn mua máy bơm dễ sử dụng sẽ giúp bạn vận hành máy hiệu quả và thuận tiện bảo trì khi có vấn đề xảy ra.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp bạn phân biệt máy bơm chạy xăng, điện và dầu diesel cùng ưu, nhược điểm từng loại, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Viết bình luận của bạn: