Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Máy Nén Khí Và Biện Pháp Khắc Phục

Ngày đăng: 28/02/2024

Hệ thống máy nén khí có thể hoạt động ổn định liên tục trong thời gian dài nếu được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chúng ta cần lưu ý đến các lỗi thường gặp ở máy nén khí. Bài viết dưới đây Hakuda sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và cách khắc phục nhé!.

Các lỗi máy nén khí thường gặp và biện pháp khắc phục

Máy nén khí sau một thời gian sử dụng rất dễ bị lỗi

Hầu hết các dòng máy nén khí đều bền và ít xảy ra những hiện tượng hư hỏng vặt. Thế nhưng sau một khoảng thời gian dài sử dụng không thể tránh được những lỗi ảnh hưởng trong quá trình máy móc hoạt động.

Máy nén khí bị tụt áp khi thiết bị vẫn chạy

Chẳng may thiết bị khí nén của bạn vận hành nhưng áp suất khí không cao thì có khả năng xảy ra 2 vấn đề sau:

- Máy bơm lỗi sẽ có biểu hiện khi đang vận hành nhưng máy nén khí bị kêu. Từ đó máy nén khí không tạo ra được khí nén áp suất cao nên cần phải thay thế bộ phận này.

- Ngoài ra có khả năng vòng đệm trong máy bị lỗi. Trường hợp này sẽ xảy ra khi máy nén khí chỉ tạo ra được một lượng khí với áp suất nhỏ. Vấn đề xuất phát chính từ vòng đệm giữa ngăn áp suất thấp và áp suất cao trong máy nén. Khi đó không khí sẽ đi từ bên áp cao sang bên áp thấp nhưng không đủ áp suất.

Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì nên kiểm tra máy bơm khí và miếng đệm. Cả hai bộ phận này đều dễ dàng tìm mua linh kiện và thay thế, người dùng có thể sử dụng trong nhiều năm mà không phải lo lắng.

Thiết bị gặp lỗi rò rỉ khí

Khí nén rò rỉ sẽ làm tiêu hao khí nén và điện năng vận hành:

Trường hợp tắt máy nén khí khi đã nạp đầy bình chứa mà đồng hồ đo vẫn giảm xuống. Trong khi đó máy nén khí ngừng hoạt động thì có thể chắc chắn thiết bị đang rò rỉ khí. Tình trạng này xảy ra sẽ làm cho năng khí nén tiêu hao, mức điện năng vận hành tăng. Vì thế sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của những thiết bị sử dụng khí nén.

Vấn đề khí nén bị rò rỉ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: gioăng làm kín đã mòn, mối nối hở, dây dẫn khí đứt… Trong tình huống này cần phải xác định được chính các lý do rò rỉ. Có thể áp dụng cách thức sau:

Bôi trực tiếp xà phòng tại các đầu nối: Sau khi đã rút phích cắm của máy bơm hơi nên phủ một lớp dung dịch xà phòng tại các đầu nối và công tắc áp suất. Khi thấy có những bong bóng nổi lên ở vị trí nào thì điểm đó rò rỉ. Người dùng chỉ cần vặn chặt bộ ghép nối là được.
Dùng thiết bị chuyên dụng đo siêu âm để tìm vị trí rò.
Kiểm tra phần van một chiều của bình chứa để chắc chắn. Đôi khi rò rỉ là do van một chiều của bình chưa được đóng hoàn toàn.

Lỗi máy nén khí không tự khởi động

Bên cạnh những lỗi nhận ra rõ ràng như dây điện đứt, cầu chì cháy – chập, van hỏng, bộ tua không quay… Lỗi máy nén khí không khởi động được còn do thiếu áp suất khi dây cáp nối lỏng và chỗ tiếp xúc nhỏ. Trường hợp áp suất thiết lập rơ le không tỷ lệ với áp suất không khí bên trong bình. Lúc ấy thiết bị sẽ không khởi động được. Việc cần làm là kiểm tra lại phần cài đặt áp suất rồi điều chỉnh ở mức phù hợp nhất.

Máy nén khí bị lỗi không tự ngắt

Trường hợp này xảy ra khả năng cao do phần van xả bị lỗi

Máy nén khí sẽ tự động dừng nếu áp suất bình giảm đến một mức đã thiết lập trước đó. Khi điều này không xảy ra là bởi:

Khả năng cao phần van xả áp đã bị lỗi. Trường hợp van không xả được áp thì bình chứa dẫn đến quá áp làm động cơ ngừng hoạt động. Khi đó người dùng cần ngắt điện máy nén và không được sử dụng tiếp cho đến khi nào thay mới van. Bởi việc sử dụng thêm sẽ khiến máy nén khí hư hỏng.
Trường hợp công tắc áp suất lỗi không đưa tín hiệu đến bộ điều khiển thì công tắc mới sẽ giải quyết vấn đề đó. Bộ phận điều áp trung tâm các chức năng máy nén nên khi bị lỗi thì về cơ bản máy nén cũng lỗi.
Còn một khả năng nữa là rơ le máy nén đảm nhận đã tự ngắt. Khi rơ le hỏng máy nén sẽ không tự ngắt. Khi ấy người dùng chỉ cần mở rơ le rồi tiến hành xoay ốc rơ le về mức áp suất thích hợp.

Phần lọc khí đầu vào hỏng

Lý do để thay thế bộ lọc khí đầu vào là khi bên trong bị ăn mòn hoặc hư hỏng. Thế nhưng bộ lọc cũng có khả năng là khởi nguồn của các vấn đề về áp suất, lưu lượng trong trường hợp đầu vào bị bít kín. Biểu hiện của tình trạng này như sau:

Bình nén khí tốn nhiều thời gian hơn để tạo ra khí nén.
Động cơ trong máy xảy ra tình trạng quá nhiệt thường xuyên.
Nếu ở thiết bị nén khí của bạn có những sự cố này hãy tháo vỏ bộ lọc khỏi bơm nạp. Tiếp đó tiến hành vệ sinh bộ phận lọc. Chính các lỗ lọc bị bít kín đã khiến cho lưu lượng khí đầu vào giảm thiểu. Từ đó gây ra ảnh hưởng ở hiệu suất nén khí trên thiết bị. Người dùng chỉ cần sử dụng khí nén xì sạch bụi bẩn ở lọc khí hoặc thay mới nếu quá lâu chưa thay là được.

Đầu ra của thiết bị chảy nước

Đây là một trong những sự cố thường gặp ở máy nén khí. Nguyên nhân chính dẫn đến sự cố ra nhiều nước là bởi điều kiện thời tiết nóng ẩm của khí hậu. Nhất là vào mùa nồm, độ ẩm không khí cao nên không khí chứa nhiều nước hơn.

Vì thế, suốt quá trình vận hành phải mở van hút máy nén khí để không khí ẩm từ ngoài đi vào để đến được cụm đầu nén. Ở bộ phận buồng nén dầu và không khí ẩm sẽ trộn lẫn nhau. Hỗn hợp dầu và khí này sẽ được đưa đến két giải nhiệt hoặc đến thẳng bình dầu để bắt đầu tách dầu khỏi khí nén. Lúc đó phần nước còn lại sẽ đọng ở dưới đáy bình dầu.

Máy nén khí dễ chảy nước vào những ngày trời nồm.

Trong ống dẫn khí không có khí nén
Khi ống dẫn khí kết nối cùng máy nén khí nhưng bên trong không có khí nén thì vấn đề có thể do những yếu tố sau:

Bình chứa bị thiếu không khí, dễ dàng nhận thấy được khi số đọc áp suất trên đồng hồ đo bằng 0.
Bộ điều chỉnh có áp suất đặt bằng 0. Khi đó cần điều chỉnh bộ điều chỉnh đến mức phạm vi cao hoặc nhỏ hơn 20psi so với áp suất thiết lập trên rơ le.
Bộ nối xả đã lắp sai phần đầu nối ống gây ra tình trạng tắc dòng khí.
Ngoài ra còn có thể do phần đầu nối ở dụng cụ khí nén không tương thích cùng bộ ghép nối.

Máy nén khí bị tràn dầu khi dừng vận hành

Một hiện tượng thường thấy nữa chính là máy nén khí bị xì dầu ra đường lọc gió. Chính xác là khi tháo phần lọc gió mọi người dễ nhận thấy phần dầu máy thấm và ướt mất lớp giấy lọc. Khi xảy ra hiện tượng này thì phải kiểm tra chi tiết như:

Phần cổ hút không đóng chặt dẫn đến tình trạng trào ngược.
Van áp suất đã hỏng khiến cho dầu có ở lọc gió.
Van chặn dầu bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định.

Quạt của máy nén khí hỏng

Có nhiều máy nén khí được trang bị quạt làm mát từ nhựa có giá rẻ hơn quạt kim loại như lại dễ mòn hơn. Trường hợp quạt làm máy hỏng sẽ khiến máy bị tăng nhiệt nên cần phải thay mới.

Trước khi lựa chọn quạt thay thế thì cần kiểm tra thông số trên máy để biết bộ phận và kích thước tương thích của quạt. Khi không tìm thấy thì cần tiến hành đo kích thước là đường kính lỗ ban đầu. Chú ý số lượng cánh quạt và hướng luồng khí khi lựa chọn. Cả hai chi tiết đều ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và cấu tạo máy.

Công tắc điều khiển hỏng

Động cơ nén hơi của bạn không bật nguồn khi bật công tắc thì có thể vấn đề ở công tắc. Dù thế vẫn cần kiểm tra máy trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Cần kiểm tra dây nguồn để có thể yên tâm là bộ phận này được cắm vào ổ điện. Trường hợp công tắc nguồn không khởi động được thì nên cắm thử đèn hoặc thiết bị điện tử xem có nguồn điện hay không.

Ở cắm không có vấn đề, thiết bị điện khác vẫn hoạt động bình thường còn máy nén khí không có dấu hiệu.

Đôi khi lỗi xảy ra ở những bộ phận đơn giản thôi.

Khi đó nên mở vỏ bọc công tắc để tháo khỏi ổ cắm rồi kiểm tra hướng dẫn sử dụng để có thêm thông số kỹ thuật công tắc. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng công tắc được thay thế thích hợp với thông số và vừa ổ cắm.

Lưu lượng khí nén của máy thấp

Tình trạng khí nén có lưu lượng thấp sau một thời gian có thể do một số nguyên nhân như:

Bộ lọc khí đầu vào bị nghẹt do có quá nhiều bụi bẩn bịt hết tất cả các lỗ lọc. Khi ấy cần vệ sinh lỗ lọc hoặc thay mới nếu chúng đã quá cũ.
Van cấp khí bị hỏng cũng là một lý do khiến lưu lượng khí không được cao.
Khí nén rò rỉ cũng là một nguyên nhân làm lưu lượng khí không cao. Khi đó nên tiến hành thay gioăng làm kín, hàn những vết nứt, siết chặt hơn những vị trí liên kết.

Máy nén khí bị nóng

Máy nén khí bị nóng sẽ có tình trạng ngừng hoạt động đột ngột dẫn đến ảnh hưởng chất lượng máy. Đồng thời quá trình hoạt động của các thiết bị cũng không đủ nguồn khí. Hiện tượng này xuất hiện do:

Nhiệt độ tại khu vực đặt máy tăng lên cao. Tốt nhất chỉ nên đặt máy nén khí tại nơi thoáng mát có cửa thông gió và tránh xa nguồn nhiệt.

Nếu nơi đặt máy có nhiệt độ quá cao cũng sẽ bị lỗi

Một thời gian dài không thay dầu khiến cho dầu biến chất cũng gây ra tình trạng máy nóng. Cần thay dầu định kỳ sau 6000 – 8000 giờ vận hành và phải chọn đúng loại dầu phù hợp máy nén khí.
Bộ phận làm mát của dầu tắc hoặc quá bẩn cũng là một phần lý do. Khi ấy cần tiến hành vệ sinh hoặc thay thế bộ phận làm máy nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Dầu trong máy không đủ cũng sẽ khiến máy gia nhiệt lúc vận hành. Phải kiểm tra mắt thăm dầu bằng que thử để tra dầu đầy đủ. Lượng dầu đảm bảo chỉ cần đầy ⅔ mắt thăm là được.
Quạt làm mát đã hỏng cũng sẽ khiến máy nén khí nóng lên vì không được làm mát đúng cách. Khi ấy chỉ cần thay quạt cho máy nén khí là xong.

 

Viết bình luận của bạn: